Cài Đặt Lập Trình Hệ Thống PCCC (Trung Tâm Báo Cháy)

Cài đặt, lập trình trung tâm báo cháy và điều khiển xả khí là một quy trình cần sự chuyên nghiệp và chi tiết để đảm bảo sự an toàn cho chính tính mạng con người và tài sản của mỗi cá nhân doanh nghiệp mỗi khi có sự cố cháy phát sinh.

Trong đó, lập trình tủ trung tâm báo cháy chính là bước quan trọng nhất và cũng là khó nhất, cần đến sự trợ giúp thực hiện của các kỹ sư có chuyên môn cao.

Tủ Trung Tâm Trong Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy Là Gì?

Trung Tâm Báo Cháy Địa Chỉ 1-2 loop AS0810-10-AS0820-10

Tủ Trung Tâm Báo Cháy Địa Chỉ 1-2 loop AS0810-10-AS0820-10

Trước khi tìm hiểu sâu về quy trình cài đặt, lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số thông tin cơ bản về tủ trung tâm điều khiển.

Tủ trung tâm điều khiển là thành phần trung tâm của cả hệ thống phòng cháy chữa cháy. Nó có vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng sau đây:

  • Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát hiện tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
  • Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/ và đến các thiết bị phòng cháy tự động.
  • Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây,..
  • Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.
  • Cho phép truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan phòng cháy chữa cháy để tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
  • Tự động ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị đầu ra thông báo về sự cố cháy, kích hoạt thiết bị như thang máy, quạt thông khí,… hoạt động, khởi động hệ thống chữa cháy như chương trình đã được cài đặt.

Một Số Lưu Ý Khi Tiến Hành Cài Đặt, Lập Trình Trung Tâm Báo Cháy

Lập trình tủ trung tâm báo cháy

Lập trình tủ trung tâm báo cháy

Việc lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới toàn bộ quá trình, hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Một hệ thống báo cháy được lập trình tốt sẽ mang tới hiệu quả báo cháy tức thì. Ngược lại, khi hệ thống báo cháy lập trình sai cách, các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong hệ thống sẽ không thể phát huy được những chức năng tối ưu của nó. Khả năng báo cháy, chữa cháy của các thiết bị cũng bị ảnh hưởng.

Để lập trình được hệ thống phòng cháy chữa cháy một cách chính xác, việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, sơ đồ cấu tạo của hệ thống là điều cần thiết.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là một quy trình khép kín, khi xuất hiện dấu vết về sự cháy chẳng hạn  như nhiệt độ tăng cao đột ngột, sự xuất hiện của các tia lửa, xuất hiện khói dày đặc,… các đầu báo khói sẽ tiếp nhận tín hiệu đồng thời truyền tải thông tin của sự cố tới tủ trung tâm báo cháy.

Tủ trung tâm báo cháy được lập trình để xử lý thông tin được báo cũng như xác định vị trí xảy ra sự cố cháy thông qua các zone. Đồng thời, tủ trung tâm tiếp tục truyền thông tin tới các thiết bị đầu ra (chuông báo cháy,còi, bảng hiển thị phụ,…). Khi tiếp nhận thông tin, các thiết bị sẽ phát tín hiệu cảnh báo âm thanh, ánh sáng để báo động cho mọi người biết về sự xuất hiện của đám cháy.

Vì là một hệ thống khép kín, do đó để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất, tủ trung tâm cần được lập trình một cách khoa học, có tính kết nối cao với các bộ phận khác.

Bên cạnh việc xác định rõ nguyên lý, sơ đồ của hệ thống tại địa điểm thi công; trước khi bắt đầu lập trình hệ thống phòng cháy báo cháy, bạn cũng cần kiểm tra nguồn điện. Nguồn điện cung cấp tới trung tâm báo cháy phải là nguồn 220V. Cùng với đó, bạn cũng cần kiểm tra các thiết bị cần được kết nối đúng với sơ đồ đấu nối.

Các Bước Cài Đặt, Lập Trình Hệ Thống Báo Cháy

Những bước cài đặt, lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản được tiến hành như sau:

Khảo Sát, Lên Bản Vẽ, Kiểm Tra Bản Vẽ, Đưa Ra Phương Án Thi Công

Thiết kế thi công tủ trung tâm

Thiết kế thi công tủ trung tâm

  • Kiểm tra bản vẽ thiết kế bên chủ đầu tư và các yêu cầu, phương án báo cháy, chữa cháy của chủ đầu tư.
  • Kiểm tra, tính toán số lượng thiết bị tổng thể trên bản vẽ.
  • Kiểm tra, tính toán các kết nối với những thiết bị khá (thang máy, quạt tạo áp,…).
  • Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị (chuông, đèn, còi báo cháy,…); các thiết bị ngoại vi gồm các thiết bị điều khiển (nếu có). Nếu không đủ thì phải sử dụng bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy.
  • Tính toán dung lượng ắc quy (thời gian hoạt động sau khi mất điện; thông thường là 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy).
  • Lên phương án đi dây tủ trung tâm sao cho tối ưu nhất.

Tiến Hành Thi Công Lắp Đặt Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy

  • Kéo dây theo bản vẽ và phương án đề ra. Các dây trong hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm: Dây tín hiệu (từ các đầu báo cháy, ngõ vào của các module, từ module giám sát) và dây nguồn (nguồn cho chuông, còi, đèn báo cháy; nguồn cho module).
  • Lắp đặt bố trí thiết bị theo phương án vị trí đã xác định
  • Kiểm tra lắp đúng theo chiều âm, dương của tín hiệu và nguồn.
  • Đo kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi đi dây khác.

Lập Trình Hệ Thống Báo Cháy

Lập trình hệ thống PCCC

Lập trình hệ thống PCCC

Mỗi hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ có thao tác được lập trình khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản việc lập trình hệ thống này thường được thực hiện bằng các thao tác truy cập vào từng cấp độ tại tủ báo cháy như sau:

Truy Cập Cấp Độ 1

Thử đèn bằng cách bật tất cả đèn Led/ màn hình LCD trên mặt tủ; kiểm tra báo cháy và sự kiện về báo cháy qua thao tác thực tế bằng nút bấm ở mặt tủ.

Truy Cập Cấp Độ 2

Tắt hoạt động của một chức năng tại tủ (tắt chức năng báo còi, tiếng chuông báo động) sau đó khởi động lại.

Reset tủ trung tâm bằng cách cài đặt thời gian cho tủ, chế độ ngày/ đêm, thử hệ thống.

Chẳng hạn, để khôi phục hệ thống báo cháy Hochiki trở lại trạng thái giám sát bình thường, các bạn có thể áp dụng một trong hai cách dưới đây

Cách 1: Sử dụng các phím chức năng

  • Bước 1: Nhấn phím Exit
  • Bước 2: Nhấn phím số 2 năm lần
  • Bước 3: Nhấn phím Enter
  • Bước 4: Nhấn phím Reset

Cách 2:  Sử dụng chìa khóa

  • Bước 1: Tra chìa khóa vào ổ khóa Enable Access, vặn chìa khóa theo hướng mũi tên để vào truy cập thứ 2.
  • Bước 2: Nhấn phím số 2.

Truy Cập Cấp Độ 3

Truy cập cấp độ 3 là cấp độ phức tạp, đòi hỏi người dùng cần có các kỹ năng lập trình, biết cách cài đặt, lập trình bộ phần đầu vào và đầu ra.

Kiểm Tra Và Nghiệm Thu Hệ Thống Báo Cháy Sau Lập Trình

Kiểm tra, nghiệm thu tủ trung tâm

  • Kích hoạt thử các thiết bị đầu vào có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển.
  • Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực để kiểm tra hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trong hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những bước cơ bản được thực hiện để cài đặt, lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, để thực hiện chính xác những thao tác này, cần có sự hỗ trợ từ các nhân viên kỹ thuật chuyên lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy từ các đơn vị cung cấp dịch vụ lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy trên thị trường.

Phòng Cháy Phúc Đại An Chuyên Cài Đặt Lập Trình Hệ Thống PCCC

Phòng cháy Phúc Thành

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thi công phòng cháy chữa cháy, Phòng cháy Phúc Đại An luôn là lựa chọn hàng đầu hỗ trợ quý khách dịch vụ cài đặt lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy: cài đặt tủ trung tâm báo cháy, tủ điều khiển xả khí, lập trình phần mềm cho tủ trung tâm, kiểm tra đấu nối và khắc phục lỗi các hệ thống báo cháy,…

Cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, từng lập trình cho nhiều hệ thống báo cháy khác nhau, Phúc Đại An cam kết giúp bạn thực hiện lập trình trung tâm báo cháy và trung tâm điều khiển xả khí một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Liên hệ ngay với Phòng cháy Phúc Đại An để được tư vấn cụ thể về dịch vụ cài đặt lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy.