Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy cho khu nấu ăn nhà bếp

Cháy nổ, hoả hoạn không chừa bất cứ một khu vực hay một địa điểm nào. Đó là lý do chúng ta thường chứng kiến các đám cháy lớn nhỏ ở quán ăn, khu nấu ăn nhà bếp của các hàng quán, các hộ gia đình. Làm sao để phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho quán ăn? Hãy cùng Phúc Đại An cập nhật cẩm nang dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé. 

Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy cho khu nấu ăn nhà bếp

1. Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp

Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do mọi người không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp. Đừng rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.

2. Xem lại quần áo

Tay áo quá dài, rũ lòng thòng, một cái áo sơ mi rộng thùng thình hay cái tạp dề… đều có thể vô tình bắt lửa. Vì vậy, bạn nên ăn mặc thật gọn gàng, chọn những chiếc áo vừa vặn, ngắn tay và cột tạp dề thật chặt khi vào bếp.

3. Chú ý đến những đồ vật quanh bếp lò

Khăn lau, găng tay hở ngón dùng khi nấu bếp, những dụng cụ làm từ chất liệu dễ cháy và ngay cả màn cửa đều có thể bắt lửa dễ dàng nếu chúng được đặt gần bếp lò đang cháy. Phải để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhấc nồi ra khỏi bếp đang cháy. Sử dụng găng tay hở ngón là phù hợp nhất. Nếu phải dùng khăn, chú ý đừng để phần khăn còn dư rơi xuống phía dưới và chạm vào bếp đang nóng.

4. Đặt bình cứu hoả trong hoặc gần phòng bếp

Trong trường hợp xảy ra cháy, bình cứu hoả sẽ là dụng cụ cần thiết nhất giúp bạn dập tắt lửa kịp thời. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn thật sự biết cách sử dụng chúng.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bình cứu hoả SFUL và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy của Phúc Đại An với tính năng chữa cháy hiệu quả, dễ sử dụng và độ bền cao. 

Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy cho khu nấu ăn nhà bếp

5. Thường xuyên thay pin cho máy dò khói

Sẽ rất có ích nếu bạn đặt máy dò khói trong phòng bếp hoặc ở phòng bên cạnh. Nhưng, mua một chiếc máy dò khói chưa đủ, bạn phải đảm bảo máy luôn hoạt động tốt bằng cách thường xuyên kiểm tra và thay pin cho máy khoảng 6 tháng 1 lần.

6. Không được đổ dầu nóng vào thùng rác

Tuyệt đối không đun dầu ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây cháy. Bạn cũng không được đổ dầu nóng vào thùng rác. Ngay cả khi dầu không còn cháy, nó vẫn có thể làm cháy những thứ khác có trong thùng rác. Bạn nên chờ dầu nguội đi, rót chúng vào một cái lọ cũ, rồi mới vứt vào thùng rác.

7. Tắt nến

Một bữa tối lung linh trong ánh nến sẽ rất lãng mạn, nhưng nến cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà. Bên cạnh việc sử dụng những loại nến to, ngắn (loại nến này ít bị nghiêng, đổ khi đang cháy), bạn nên tắt nến ngay khi sử dụng xong hay khi rời khỏi phòng.

8. Chuẩn bị đối phó với đám cháy

Dù không hề muốn có cháy xảy ra nhưng bạn cũng cần lập kế hoạch đối phó để đề phòng tình huống xảy ra cháy. Cách tốt nhất khi xảy ra cháy trên bếp là đậy ngay nắp nồi hoặc chảo đang nấu để dập lửa trong nồi, chảo.

Tuyệt đối không đổ nước vào xoong, nồi đang cháy hay nhấc chúng cho vào bồn rửa chén. Điều này không chỉ làm đám cháy lan sang khu vực bồn rửa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị bỏng.

9. Có kế hoạch thoát khỏi đám cháy

Cài sẵn số điện thoại cứu hoả (114) vào điện thoại và thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch thoát khỏi đám cháy bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.

10. Ghi nhớ nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”

Trong trường hợp bị lửa bắt vào người, bạn hãy làm theo nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”. Đừng cố gắng chạy khi quần áo đang bắt lửa và cháy, hãy ngừng lại, nằm xuống đất và lăn người để dập lửa. Sau đó, đến ngay bệnh viện để điều trị vết bỏng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc phòng tránh cháy nổ và biện pháp hiệu quả khi có cháy nổ hỏa hoạn xảy ra trong nhà bếp, khu nấu ăn. Hi vọng phần nào giúp các bạn có định hướng, cách thức để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp xảy ra bất ngờ.

Nguồn: Sưu tầm