Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Không phải ai cũng được cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến cách ứng phó, phòng cháy chữa cháy. Các buổi tập huấn về an toàn cháy nổ tại nhiều địa phương nhiều khi còn gặp nhiều hạn chế. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về cách hạn chế rủi ro trong phòng cháy chữa cháy.

Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy

Thông thường sẽ có 3 cách phổ biến để nhận biết có đám cháy đang xảy ra đó là mùi, khói, ánh lửa và tiếng nổ được tạo ra từ đám cháy.

Mùi của các sản phẩm cháy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ và chúng bắt nguồn từ những sản phẩm cháy khác nhau. Mùi của các sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Vì vậy mà mỗi sản phẩm cháy là có một mùi riêng nhưng mọi người vẫn thường gọi chung là mùi khét. Mùi này rất khó ngửi, gây cảm giác khó chịu và rất dễ nhận biết, đặc biệt là ở cự ly gần.

Khói thoát ra từ đám cháy

đây là sản phẩm của sự cháy, được sinh ra từ nhiều chất cháy khác nhau nên sẽ có màu sắc khác nhau. Những màu sắc này còn phụ thuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Quy mô của đám cháy càng lớn thì lượng khói sinh ra càng nhiều. Khói trong đám cháy chứa nhiều khí độc khác nhau nên sẽ rất nguy hiểm khi hít phải.

Ánh lửa và tiếng nổ

Là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được đám cháy.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Có thể nhận biết rõ ràng việc này từ các sự cố chập điện và đối với các lưới điện cao thế thì tiếng nổ và ngọn lửa lại càng lớn hơn. 

Có những loại chất chữa cháy nào?

Nước

Đây là chất chữa cháy thông dụng và có sẵn tại hẫu hết mọi nơi và sử dụng đơn giản. Nguyên lý chữa cháy của nước thông qua việc hấp thụ nhiệt lượng đám cháy và làm mất khả năng duy trì sự cháy.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Nước chỉ dùng để chữa cháy cho các đám cháy loại A, tức là đám cháy chất rắn như gỗ, nhựa, kim loại. Tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy cho các đám cháy xăng dầu vì chúng nhẹ hơn nước và không hòa tan với nước nên sẽ làm đám cháy lan rộng ra hơn.

Với những đám cháy trong khu vực có điện, cần ngắt hết nguồn điện trước khi sử dụng nước để dập lửa.

Hóa chất khô

Loại này bao gồm các loại bột chữa cháy được chứa trong các bình chữa cháy xách tay, treo trần hoặc xe đẩy.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Nguyên lý chữa cháy của bột khô là tạo ra sự cách ly giữa đám cháy và khí oxy, ngăn không cho khí oxy tiếp xúc với đám cháy, từ đó làm tắt đám cháy.

Loại bột khô này có thể chữa cháy cho cả 3 loại đám cháy A, B và C đó là đám cháy chất rắn, lỏng và khí

Bọt chữa cháy Foam

Cũng giống như bột khô, bọt chữa cháy foam sử dụng trong các bình chữa cháy với nguyên lý chữa cháy tương tự.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

Tuy nhiên loại này chỉ chữa cháy được với các đám cháy loại B và C tức là đám cháy chất rắn và chất lỏng.

Khí nén

Có nhiều loại khí nén có thể sử dụng để chữa cháy như FM200, Novec 1230, Nitơ, CO2. Tuy nhiên, mỗi loại khí lại cho nguyên lý chữa cháy khác nhau:

Làm thế nào để hạn chế rủi ro tối đa trong phòng cháy chữa cháy?

  • Khí FM200 và Novec 1230 giúp hấp thụ mạnh nhiệt lượng của đám cháy và làm tắt đám cháy.
  • Khí Nitơ và CO2 có tác dụng làm giảm nồng độ của Oxy, ngăn sự duy trì sự cháy. Những loại khí này được hóa lạnh bên trong bình nên khi xịt vào người sẽ gây bỏng lạnh, nguy hiểm cho những người không biết sử dụng.

Cần làm gì để hạn chế rủi ro về cháy nổ

Để hạn chế rủi ro về cháy nổ cần có những biện pháp cần thiết và thực hiện theo những yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với từng gia đình cũng như khu ở tập thể.

Đối với nhà ở 

  • Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi nấu nướng. Không cất giữ xăng dầu, khí đốt và các chất dễ cháy trong nhà. Nếu cần thiết thì cần có những biện pháp an toàn để lưu trữ.
  • Sử dụng nơi thờ cúng hợp lý, các vật dụng đèn, nến, hương phải đặt thật chắc chắn trên các vật không cháy và tránh xa các vật dễ cháy.
  • Các phương tiện đi lại như xe máy, ô tô và các dụng cụ sử dụng xăng dầu khi cất trong nhà nên để xa các nguồn lửa.
  • Lắp đặt hệ thống điện có chế độ tự ngắt khi có sự cố để phòng tránh cháy nổ do chập điện, hở dây.
  • Khi sử dụng các thiết bị điện như bếp điện, máy sấy, bàn là,…cần phải có người trông coi, không để trẻ em lại gần các thiết bị này. Bếp gas khi sử dụng xong cần tắt và khóa van nếu như ra ngoài lâu. 
  • Bảo quản, sắp xếp đồ đạc cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp và không lấn chiếm các lối thoát nạn.
  • Nên có các phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị bình chữa cháy trong nhà và học cách sử dụng bình chữa cháy đối đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Đối với nơi làm việc

  • Niêm yết các bảng nội quy tiêu lệnh PCCC,  bảng cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi dễ nhìn thấy để mọi người cùng chấp hành.
  • Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi làm việc.
  • Tiến hành kiểm tra theo định kỳ về an toàn PCCC để kịp thời phát hiện lỗi và đưa ra các phương án khắc phục.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cháy nổ khi sử dụng các chất dễ cháy như xăng, dầu, khí cháy tại nơi làm việc.
  • Hàng hóa trong kho phải được cất giữ và bảo quản cẩn thận, thực hiện các biện pháp an toàn khi nhập xuất và vận chuyển.
  • Có các sơ đồ chỉ dẫn lối thoát hiểm cho nhân viên và mọi người cho từng khu vực. Trang bị đèn chiếu sáng sự cố tại các lối đi và lối thoát.
  • Có hệ thống thông gió, thoát khói cho các xưởng sản xuất khép kín.
  • Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp tại những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
  • Trang bị hệ thống PCCC cho cơ sở hạ tầng, các thiết bị PCCC cần thiết và các kiến thức cần thiết cho mọi người tại nơi làm việc.
  • Xây dựng phương án đối phó với sự cố cháy nổ và thực tập các phương án này với nhiều tình huống khác nhau.

Để thực hiện việc PCCC một cách tốt nhất cần nâng cao tinh thần cảnh giác và cẩn thận trong mọi công việc, đặc biệt là việc liên quan đến các chất cháy nổ. Mọi người cần có ý thức và trách nhiệm trong việc phòng chống cháy nổ để giảm thiểu tối đa các sự cố hỏa hoạn, góp phần giữ an toàn cho các cơ sở vật chất và tính mạng của mọi người.

Nguồn: Internet