Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT mà còn giúp lực lượng PCCC an tâm hơn khi bảo vệ lá phổi xanh trước nguy cơ cháy rừng. Cùng tìm hiểu quy định về thiết bị PCCC rừng qua bài viết sau.
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho thấy, tính đến 30/11/2020, cả nước đã xảy ra 179 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại do cháy là 645 ha, giảm 1.331 ha.
Cháy rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những diện tích rừng bị cháy mà còn tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, khi những cháy lớn xảy ra ở những khu rừng nguyên sinh, chỉ sau vài ngày hoặc thậm chí là vài giờ, Việt Nam đã mất đi hàng trăm ha diện tích rừng có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm, làm cho tài nguyên của đất nước bị cạn kiệt. Việc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng sẽ giúp cán bộ kiểm lâm kiểm soát, lường trước được rủi ro, giảm thiểu thiệt hại.
Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng chính là một hệ thống an ninh không chỉ bảo vệ tài nguyên rừng, hệ sinh thái mà còn bảo vệ tính mạng, tài sản của con người khi sự cố cháy rừng xảy ra và lan rộng.
Các thiết bị cảnh báo cháy rừng là một hệ thống được lắp đặt với nhau có chức năng riêng biệt và phát huy lợi ích ngay sau khi được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Như vậy, thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng là giá trị cốt lõi chất lượng của hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng chuyên nghiệp.
Theo Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:
- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng
+ Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm: phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
+ Căn cứ loại rừng và điều kiện, yêu cầu thực tế của từng địa phương, tổ chức, chủ rừng có thể trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho phòng cháy và chữa cháy rừng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cho lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng phải bảo bảo về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng trong mọi tình huống cháy rừng, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và chủ rừng.
- Phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng; được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định.
- Đối với phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác chữa cháy rừng; luyện tập, thực tập phương án chữa cháy rừng, chỉ được sử dụng trong các trường hợp: phục vụ công tác bảo đảm an ninh chính trị; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cấp cứu người bị nạn, xử lý tai nạn khẩn cấp phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai; chống chặt phá rừng trái pháp luật và tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc quyền quản lý sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Phúc Đại An là đơn vị chuyên cung cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng, PCCC tại các công trình… các sản phẩm đã được kiểm định và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn danh mục thiết bị phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an.
>> Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì? Có khó không?
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Phúc Đại An
Địa chỉ: Số 26 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 35655555
Email: phucdaianjsc@gmail.com